[»»-»-(¯`v´¯)-»*** ]º°(¯`(Pham-Tinh)´¯)[«-(¯`v´¯)-«-«)]

chào mừng bạn đến diễn đàn của tôi



Join the forum, it's quick and easy

[»»-»-(¯`v´¯)-»*** ]º°(¯`(Pham-Tinh)´¯)[«-(¯`v´¯)-«-«)]

chào mừng bạn đến diễn đàn của tôi

[»»-»-(¯`v´¯)-»*** ]º°(¯`(Pham-Tinh)´¯)[«-(¯`v´¯)-«-«)]

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Latest topics

» THẦN DƯỢC XÁO TAM PHÂN - TIA HY VỌNG MỚI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
by quynhle Fri Oct 11, 2013 11:43 pm

» MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU DƯỠNG BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG BỤNG
by quynhle Fri Oct 11, 2013 11:40 pm

» Dây đeo Hậu môn nhân tạo - chăm sóc sức khỏe bệnh nhân
by quynhle Tue Aug 06, 2013 9:47 pm

» chăm sóc hậu môn nhân tạo
by quynhuong Sat Jul 27, 2013 6:04 am

» mo ta kien thuc dieu duong
by ngocyen Mon Oct 08, 2012 11:24 am

» đám cưới anh chị năm
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:46 pm

» đêm buồn nhó nhỏ
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:36 pm

» Làm bài thi trắc nghiệm: 5 bí quyết "ăn" điểm !!
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:31 pm

» Either – Neither – Both – Not only …. But also
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:29 pm

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Thống Kê

Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không


[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 40 người, vào ngày Thu Aug 03, 2017 2:13 am


    Đề cương 10 ND thi tốt nghiệp ĐD Truyền nhiễm

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 351
    Points : 897
    Reputation : 0
    Join date : 17/09/2009
    Age : 34
    Đến từ : Bến tre

    Đề cương 10 ND thi tốt nghiệp ĐD Truyền nhiễm Empty Đề cương 10 ND thi tốt nghiệp ĐD Truyền nhiễm

    Bài gửi  Admin Tue May 10, 2011 3:44 am

    Đây chỉ là đề cương gợi ý để các bạn tham khảo!

    Câu 1: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tả

    a. Nhận định
    - Tình trạng mất nước
    + Dấu véo da
    + Mức độ khát nước
    + Số lượng nước tiểu: ít hay vô niệu
    + Môi khô, lưỡi khô, mắt trũng
    - Tình trạng tuần hoàn
    + Mạch, huyết áp: Mạch nhanh nhỏ, huyết áp bắt đầu tụt hay kẹt là dấu hiệu tiền shock, cần theo dõi mạch, huyết áp 30’/lần
    - Tình trạng hô hấp: Quan sát da, móng chân, móng tay, đếm nhịp thở, kiểu thở. Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần tìm mọi biện pháp thông khí, cho thở oxy. Nguyên nhân suy hô hấp do bệnh nhân mất nước nhiều làm giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến khó thở.
    - Mức độ đi ngoài: Số lần đi ngoài, tính chất phân
    - Xem bệnh án để biết chẩn đoán độ mất nước, chỉ định thuốc, xét nghiệm và các yêu cầu theo dõi khác
    - Tình trạng chung: Tri giác (tỉnh, lừ đừ, lơ mơ, vật vã, có thể chuột rút)
    - Kẹp nhiệt độ
    - Đo nước tiểu 24h
    - Tình trạng nôn sau khi ỉa chảy
    b. Lập kế hoạch chăm sóc
    - Theo dõi dấu hiệu mất nước
    - Theo dõi tuần hoàn
    - Bảo đảm thông khí
    - Thực hiện y lệnh của BS: Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời
    - Chăm sóc các hệ thống cơ quan nuôi dưỡng
    - Hướng dẫn nội quy, giáo dục sức khỏe
    c. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
    - Theo dõi dấu hiệu mất nước
    + Đánh giá mức độ mất nước
    + Theo dõi lượng nước vào ra trên 24h
    + Bù đủ nước, ngoài truyền dịch phải kết hợp uống ORS nếu bệnh nhân không nôn
    - Theo dõi tuần hoàn
    + Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và báo cho BS
    + Nhanh chóng chuẩn bị truyền dịch qua đường tĩnh mạch, truyền kim to và cho truyền nhiều đường 1 lúc, cho chảy nhanh
    + Theo dõi đáp ứng, tránh phù phổi cấp, kiểm tra tốc độ truyền thường xuyên, tùy theo chỉ định của BS
    - Đảm bảo thông khí: Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà ta có thể:
    + Cho thở oxy
    + Theo dõi nhịp thở, dấu hiệu đầu chi lạnh, tím
    - Thực hiện y lệnh chính xác, kịp thời
    + Thuốc, truyền dịch hoặc uống ORS
    + Các xét nghiệm: Lấy mẫu phân đúng quy cách theo chỉ định của BS
    - CS hệ thống cơ quan nuôi dưỡng
    + Cho bệnh nhân tả nằm giường có lỗ để giúp cho BN đại tiện tại chỗ vào bô, cần có 2 bô sát khuẩn để theo dõi phân và chất nôn riêng. Nếu bô không có vạch đo thì phải nhúng thước có vạch vào bô để tính thể tích chất thải
    + Lau rửa, thay quần áo thường xuyên để bệnh nhân dễ chịu, chú ý lau rửa vùng mông sạch sẽ, khô
    + Nuôi dưỡng
    • Người lớn: Ngày đầu nhịn hoặc ăn cháo muối, ngày sau ăn cháo thịt lỏng, dễ tiêu
    • Trẻ nhỏ còn bú cho bú bình thường
    d. Giáo dục sức khỏe
    - Ngay khi bệnh nhân mới vào, phải hướng dẫn nội quy khoa phòng cho bệnh nhân và người nhà bằng thái độ dịu dàng, làm bệnh nhân yên tâm điều trị
    - Hướng dẫn cách tẩy uế và xử lý phân đúng quy cách cho nhân viên và thân nhân, tránh lây lan
    - Khi xuất viện, hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà cách phòng bệnh, vệ sinh thực phẩm, nước uống, rửa tay trước khi ăn, cách xử lý và tẩy uế phân tại nhà
    e. Đánh giá
    Được đánh giá là tốt nếu:
    - Sau khi truyền đủ dịch nước và điện giải, bệnh nhân tỉnh lại ngay, da ấm, mạch, huyết áp ổn định, hết dấu hiệu mất nước. Bệnh nhân bớt đi ngoài → ngừng đi ngoài, đi tiểu nhiều, hết khát nước
    - Sau các giờ đầu, bệnh nhân hết nôn, hết chuột rút
    - Diễn biến tốt rất nhanh từ vài giờ đến vài ngày: Mạch chậm lại, đều, rõ, huyết áp về bình thường, nhiệt độ cũng trở về bình thường

    Câu 2: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân uốn ván

    1. Nhận định tình trạng bệnh nhân
    * Tình trạng hô hấp
    - Bệnh nhân đã mở khí quản hay chưa
    - Bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp hay không
    + Môi, móng tay tím
    + Cánh mũi phập phồng
    + Thở nhanh, nông
    + Độ bão hòa oxy (SpO2 )< 90% (ở nơi có máy theo dõi)
    - Nếu chưa mở khí quản thì cần theo dõi và phát hiện thêm:
    + Dấu hiệu chẹn ngực: Khi hít vào lồng ngực di động kém hay không di động do co cứng các cơ liên sườn
    + Dấu hiệu co thắt thanh quản xảy ra trong cơn giật: Bệnh nhân tím tái, có thể ngạt thở hay ngừng thở
    + Tình trạng ứ đọng đờm dãi
    - Nếu đã mở khí quản, bệnh nhân đang tự thở qua Canuyn hay đang có hô hấp hỗ trợ (thở oxy qua lỗ mở khí quản hay thở máy hỗ trợ)
    * Tình trạng co cứng cơ và cơn giật
    - Thời gian mỗi cơn giật
    - Khoảng cách giữa các cơn giật
    - Hoàn cảnh xuất hiện cơn giật
    * Tình trạng tuần hoàn
    - Kiểm tra mạch và huyết áp
    - Phát hiện tình trạng tụt huyết áp xảy ra trong quá trình điều trị hoặc ngừng tim đột ngột xảy ra trong cơn giật
    * Tình trạng vết thương, ngõ vào
    - Vết thương có bị nhiễm trùng hay không, có còn dị vật không
    * Các biểu hiện khác
    - Bệnh nhân tỉnh hay ngủ do tác dụng của thuốc an thần
    - Sốt hay không sốt
    - Tăng tiết đờm dãi, vã mồ hôi
    - Các rối loạn cơ năng: nuốt khó, khả năng khạc đờm, bí đại tiểu tiện
    - Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
    - Các biến chứng mới xuất hiện trong quá trình điều trị: Bội nhiễm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, loét các chỗ tỳ đè, xuất huyết tiêu hóa
    - Di chứng: teo cơ, cứng khớp (thường ở giai đoạn lui bệnh)
    2. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân
    * Đảm bảo thông khí
    * Chăm sóc vết thương nếu có
    * Chăm sóc các hệ thống cơ quan
    * Thực hiện y lệnh của BS
    * Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân
    * Giáo dục sức khỏe
    3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
    * Đảm bảo thông khí
    - Khi chưa có mở khí quản:
    + Cần theo dõi sát tình trạng suy hô hấp và dấu hiệu chẹn ngực, khi có các biểu hiện này phải báo ngay cho BS điều trị để kịp thời mở khí quản
    + Hút đờm dãi ứ đọng ở hầu họng
    + Bóp bóng Ambu có oxy và ép tim cấp cứu trong trường hợp phát hiện thấy BN ngừng thở đột ngột
    + Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và dụng cụ cần thiết trong trường hợp mở khí quản cấp
    - Khi đã mở khí quản
    + Ngay sau mở:
    • Theo dõi tình trạng chảy máu chân Canuyn: Nếu chảy máu nhiều cần báo BS để kiểm tra lại vết mổ
    • Kiểm tra cố định Canuyn sau mổ: Cần kiểm tra cớp và bơm cớp cố định
    + Chăm sóc sau mở khí quản
    • Hút đờm: Khi hút phải đảm bảo vô khuẩn và không được hút quá 2 phút tránh biến chứng ngừng thở, ngừng tim do thiếu oxy. Sau khi hút nếu bệnh nhân xanh tím cần bóp bóng vài phút
    • Làm sạch và làm loãng đờm: Sau mỗi lần hút nhỏ vào khí quản 1ml dung dịch Natribicarbonat 14‰ hoặc α Chymotripsin (1mg pha trong 10ml nước cất)
    • Thay băng, rửa vết mở khí quản, vệ sinh canuyn hàng ngày
    + Hô hấp hỗ trợ: Khi thở yếu hoặc suy hô hấp hoặc độ bão hòa oxy thấp dưới 90%
    • Thở oxy qua lỗ mở khí quản: Cho oxy sủi bọt qua 1 lọ nước để theo dõi cung lượng và có tác dụng làm ẩm, hàng ngày phải thay nước
    • Thông khí nhân tạo: Bóp bóng ambu có oxy hoặc thở máy
    * Chăm sóc vết thương nếu có
    - Cắt lọc, phá bỏ ngóc ngách, lấy hết dị vật
    - Rửa sạch vết thương bằng oxy già
    - Vệ sinh vết thương 1- 2 lần/ngày tùy theo mức độ nhiễm trùng hay hoại tử của vết thương
    * Chăm sóc các hệ thống cơ quan
    - Khi sốt cao:
    + Chườm mát trán, nách, bẹn
    + Cởi bỏ bớt quần áo
    + Dùng thuốc hạ nhiệt khi sốt cao trên 38o5
    - Khi có xuất huyết tiêu hóa
    + Tạm thời ngừng cho ăn qua sonde
    + Rửa dạ dày bằng nước lạnh cho đến khi dạ dày trong
    + Dùng các thuốc ức chế tiết của dạ dày theo chỉ định của BS
    + Cho ăn trở lại khi đã ngừng chảy máu: Nên ăn đồ lỏng và nguội lạnh, vệ sinh răng miệng và cơ thể hàng ngày
    + Rửa mắt và nhỏ thuốc tra mắt thường xuyên
    + Đặt sonde bàng quang dẫn lưu nước tiểu khi có bí đái, trường hợp có táo bón nên khắc phục chế độ ăn, bù đủ nước, thuốc nhuận tràng hoặc thụt cho bệnh nhân
    - Chống loét
    + Kê chỗ tỳ đè, trở mình để chống loét
    + Nằm đệm nước hoặc khí
    - Giai đoạn lui bệnh: Khi đã hết giật, nên tập luyện để tránh cứng khớp
    * Thực hiện y lệnh của BS
    - Xem bệnh án để biết chẩn đoán bệnh, chỉ định dùng thuốc (đường dùng, liều lượng)
    - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết để làm các thủ thuật
    - Làm các xét nghiệm theo y lệnh
    * Chế độ dinh dưỡng
    - Bệnh nhân được đặt sonde dinh dưỡng và ăn hoàn toàn qua sonde
    - Nhu cầu năng lượng 2500- 3000cal/ngày
    - Thức ăn là chất lỏng: Súp nghiền, cháo lọc hoặc sữa
    - Số lần ăn trong ngày từ 6- 8 bữa
    - Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch: Là biện pháp phụ, bổ sung cho việc ăn qua đường tiêu hóa, để đảm bảo đưa lại 1 lượng calo đầy đủ cho bệnh nhân
    * Giáo dục sức khỏe
    - Bệnh uốn ván là bệnh không lây thành dịch
    - Bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm phòng vacxin
    - Khi đã mắc bệnh uốn ván phải được điều trị tại các cơ sở y tế đặc biệt là nơi có điều kiện mở khí quản và hô hấp hỗ trợ
    - Khi bị vết thương nên xử lý sạch vết thương và tiêm phòng uốn ván
    4. Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân uốn ván
    - Nếu có điều kiện nên cho BN nằm buồng riêng có kíp BS, y tá phục vụ riêng
    - Tránh mọi kích thích như ánh sáng, tiếng động
    - Hạn chế việc thăm khám và tiếp xúc trực tiếp vào người bệnh
    5. Đánh giá công việc chăm sóc
    Chăm sóc tốt nếu:
    - Bệnh nhân được theo dõi và xử trí kịp thời để khống chế tốt cơn giật, đảm bảo tốt về hô hấp
    - Các vết thương được xử trí tốt và không bị nhiễm trùng
    - Không có các biến chứng trong quá trình điều trị
    - Bệnh nhân phục hồi dần và khỏi bệnh mà không để lại di chứng

    Câu 3: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm màng não mủ

    1. Nhận định
    * Tình trạng hô hấp
    - Quan sát da, móng tay chân, đếm nhịp thở, kiểu thở, tình trạng tăng tiết
    - Nếu có suy hô hấp cần thông khí và cho thở oxy: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên làm giảm đường thông khí
    * Tình trạng tuần hoàn
    - Theo dõi mạch, huyết áp 30’/lần, 1h/lần, 3h/lần tùy tình trạng bệnh nhân
    - Mạch nhanh, huyết áp hạ dễ đưa đến choáng nhiễm khuẩn
    * Tình trạng kích thích màng não và hội chứng màng não
    - Nhức đầu, nôn mửa, táo bón, cổ cứng, Kernig, Bruzinski, thóp phồng (trẻ sơ sinh)
    * Tình trạng chung
    - Đo nhiệt độ, lượng nước tiểu trong 24h, theo dõi rối loạn tri giác, co giật, để bù nước, đánh giá mức độ mê và tiến triển của bệnh, dấu hiệu thần kinh khu trú
    - Xem bệnh án để biết:
    + Chẩn đoán sơ bộ và chẩn đoán phân biệt để:
    • Có kế hoạch chăm sóc thích hợp
    • Để thực hiện kịp thời, chính xác, đầy đủ các xét nghiệm cơ bản
    + Chỉ định thuốc
    + Xét nghiệm
    + Các yêu cầu theo dõi khác
    - Dinh dưỡng
    + Có thể cho bệnh nhân ăn đường miệng được không
    + Nếu bệnh nhân mê phải cho ăn qua sonde
    2. Lập kế hoạch chăm sóc
    - Bảo đảm thông khí
    - Theo dõi tuần hoàn
    - Thực hiện y lệnh
    - Theo dõi: Các dấu hiệu sinh tồn, phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời
    - Chăm sóc:
    + Các hệ thống cơ quan
    + Nuôi dưỡng
    + Giáo dục sức khỏe
    3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
    * Đảm bảo thông khí
    - Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang 1 bên → đề phòng hít phải chất nôn, chất xuất tiết
    - Đặt Canuyl Mayo → đề phòng tụt lưỡi
    - Bóp bóng Ambu nếu có cơn ngừng thở và tùy tình trạng bệnh nhân
    - Cho thở oxy: Dùng cho bệnh nhân suy hô hấp nặng và hôn mê
    - Chuẩn bị dụng cụ, thuốc để trợ thủ BS đặt nội khí quản
    - Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết sự tím da, môi và đầu ngón
    - Hút đờm dãi
    * Theo dõi tuần hoàn
    - Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và báo cáo ngay cho BS
    - Chuẩn bị ngay dịch truyền đẳng trương, thuốc nâng huyết áp, dụng cụ truyền dịch để thực hiện theo y lệnh của BS → chỉ dùng thuốc nâng huyết áp cho bệnh nhân có tụt huyết áp khi đã truyền dịch
    - Có thể chuẩn bị bộ Catheter tĩnh mạch trung tâm và trợ giúp BS tiến hành kỹ thuật → nhằm truyền khối lượng dịch lớn và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm
    - Theo dõi sát mạch, huyết áp 30’/lần, 1h/lần, 3h/lần tùy tình trạng từng bệnh nhân và chỉ định của BS
    * Trợ giúp chọc dịch não tủy:
    - Chuẩn bị bệnh nhân → tránh tụt não
    - Chuẩn bị dụng cụ → để phát hiện kịp thời nếu có biến chứng xảy ra
    - Giữ bệnh nhân đúng tư thế trong khi chọc hút dịch não tủy
    - Cho bệnh nhân nằm đầu thấp trong 4h đầu
    - Theo dõi sau khi chọc hút
    - Dọn dẹp dụng cụ
    * Thực hiện y lệnh
    - Chính xác, kịp thời (thuốc)
    - Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và tri giác → lau người, chườm mát nếu nhiệt độ cao
    - Giữ an toàn và thuốc chống co giật
    - Cân bằng nước và điện giải
    - Đắp ấm các khớp bị viêm → để giảm đau
    * Chăm sóc hệ thống cơ quan
    - Răng miệng mũi ít nhất 3 lần/ngày → đề phòng bội nhiễm và phát hiện sớm dấu hiệu bội nhiễm nếu bệnh nhân hôn mê
    - Mắt nhỏ Collyre nhiều lần và dùng gạc che mắt lại → tránh bụi rơi vào mắt và tránh loét giác mạc
    - Tai: tránh loét tỳ, giữ da sạch sẽ
    - Da: Tắm bệnh nhân bằng nước ấm hàng ngày và xoay trở 2h/lần
    - Giữ khăn trải giường thẳng và khô, cho nằm đệm chống loét nếu bệnh nhân hôn mê
    - Các dụng cụ y tế can thiệp trên bệnh nhân: ống nội khí quản, ống thông dạ dày, ống thông tiểu, thở máy
    - Nuôi dưỡng: Nếu bệnh nhân hôn mê, cho ăn lỏng qua ống sonde dạ dày đúng kỹ thuật và đủ năng lượng → chế độ ăn uống qua ống thông dạ dày > 2000kcal, đủ tỷ lệ P/L/G và chia nhiều bữa trong ngày
    - Những ngày đầu có thể nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch với dung dịch Glucoza ưu trương → tránh suy dinh dưỡng
    * Giáo dục sức khỏe
    - Ngay từ khi mới vào viện phải hướng dẫn nội quy khoa phòng cho bệnh nhân nếu tỉnh và thân nhân của bệnh nhân
    - Bằng sự dịu dàng, thái độ thông cảm của người điều dưỡng gây cho bệnh nhân tin tưởng và yên tâm điều trị
    4. Đánh giá
    Là tốt nếu:
    - Tình trạng hô hấp bình thường
    - Mạch, nhiệt độ, huyết áp ổn định và dần trở về bình thường
    - BN tỉnh dần hay chỉ mở mắt mà chưa tỉnh hẳn
    - Không sốt
    - Các dấu hiệu sinh tồn được theo dõi theo yêu cầu và ghi chép đầy đủ vào phiếu điều dưỡng
    - Các hội chứng nhiễm khuẩn, hội chứng màng não và dấu hiệu kích thích màng não giảm dần và hết hẳn
    - Các y lệnh của BS được thực hiện đầy đủ chính xác
    - Không có thêm các biến chứng như: viêm phổi, viêm khớp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu
    - Bệnh nhân tỉnh hay chưa tỉnh hẳn
    Câu 4: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân quai bị

    1. Nhận định tình trạng bệnh
    - Tình trạng hô hấp: đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở
    - Tình trạng tuần hoàn: Theo dõi mạch, huyết áp, phát hiện tình trạng shock khi có biến chứng viêm cơ tim, viêm tụy cấp
    - Tình trạng viêm tuyến nước bọt: Vị trí sưng, mức độ sưng
    - Các dấu hiệu kèm theo: Đau họng, khó nuốt
    - Tình trạng chung: Đo nhiệt độ, theo dõi ý thức, vận động, theo dõi nước tiểu, phân, xem bệnh án để biết chẩn đoán, chỉ định thuốc, xét nghiệm, các yêu cầu theo dõi khác, yêu cầu dinh dưỡng
    2. Lập kế hoạch chăm sóc
    - Đảm bảo thông khí
    - Duy trì tuần hoàn
    - Theo dõi các biến chứng
    - Thực hiện y lệnh của bác sĩ
    - Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn
    - Chăm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng
    - Giáo dục sức khỏe
    3. Thực hiện kế hoạch
    - Đảm bảo thông khí
    + Nếu có suy hô hấp cần thông khí, cho thở oxy
    + Theo dõi nhịp thở
    - Duy trì tuần hoàn
    + Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân → báo cáo ngay cho BS
    + Chuẩn bị dịch truyền, dụng cụ truyền dịch, thuốc nâng huyết áp, thực hiện theo chỉ định của BS
    + Theo dõi mạch, huyết áp, tùy tình trạng bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ
    - Theo dõi các biến chứng
    + Viêm tinh hoàn
    + Viêm não, màng não
    + Viêm tụy cấp
    + Các biểu hiện ở nơi khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp
    - Thực hiện y lệnh của bác sĩ chính xác và kịp thời: Thuốc, các xét nghiệm, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn
    - CS hệ thống cơ quan
    + Cho bệnh nhân nằm nghỉ
    + Chườm mát nếu có sốt cao
    + Đắp ấm vùng tuyến mang tai để giảm đau
    + Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm căng và đau nhức
    + Săn sóc răng miệng: Tránh bội nhiễm và giúp BN ăn ngon miệng
    + Vệ sinh mắt, vệ sinh thân thể hàng ngày
    + Cho ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, giàu năng lượng, tránh ăn thức ăn lạnh, nóng, chua quá làm bệnh nhân đau và khó chịu
    - Giáo dục sức khỏe
    + Ngay từ khi bệnh nhân mới vào phải hướng dẫn nội quy khoa phòng cho bệnh nhân và gia đình bằng thái độ dịu dàng để bệnh nhân an tâm điều trị
    + Cách ly bệnh nhân tại bệnh viện ít nhất 2 tuần: người tiếp xúc với bệnh nhân phải mang khẩu trang
    + Tiêm phòng
    • Vaccine: Hiện nay đang dùng vaccine sống giảm hoạt, hiệu quả tốt, có thể dùng với các vaccine khác như sởi, bại liệt…Chỉ định cho trẻ em > 12 tháng tuổi, đặc biệt là tuổi dậy thì và thanh niên. Chống chỉ định cho trẻ < 12 tháng tuổi, phụ nữ có thai, bệnh nhân bị dị ứng hay đang sốt, ung thư, bệnh máu, đang dùng thuốc giảm miễn dịch, chất phóng xạ trị liệu
    • Globulin miễn dịch chuyên biệt đối với quai bị: Dùng trong vòng 2- 3 ngày khi tiếp xúc nguồn lây ở phụ nữ có thai, thanh thiếu niên chưa có miễn dịch với quai bị
    4. Đánh giá quá trình chăm sóc
    Được đánh giá là tốt nếu:
    Sau 1 tuần, tuyến mang tai nhỏ dần, bớt đau, các triệu chứng đau bụng, khó nuốt giảm dần và từ từ khỏi bệnh

    Câu 5: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

    1. Nhận định
    - Tình trạng hô hấp
    + Quan sát da, móng tay, móng chân tìm dấu hiệu tím tái, lạnh, đo SpO2
    + Theo dõi nhịp thở, kiểu thở, phát hiện cơn ngừng thở, tình trạng tăng tiết đờm dãi
    - Tình trạng tuần hoàn
    + Theo dõi mạch, huyết áp 15’- 30’/lần, phát hiện sớm dấu hiệu sốc
    + Theo dõi phát hiện các rối loạn nhịp tim, cơn ngừng tim
    + Theo dõi số lượng nước tiểu 24h
    - Tình trạng chung
    + Tinh thần kinh
    + Đo nhiệt độ, phát hiện các cơn sốt rét run hay hạ nhiệt độ
    + Tình trạng ổ nhiễm trùng khởi đầu
    + Da, niêm mạc: Phát hiện dấu hiệu da xanh, niêm mạc nhợt, xuất huyết, vã mồ hôi, vân tím trên da
    + Xem bệnh án để biết: Chẩn đoán, chỉ định thuốc, xét nghiệm, các yêu cầu theo dõi khác, dinh dưỡng
    2. Lập kế hoạch
    - Đảm bảo thông khí
    - Theo dõi tuần hoàn
    - Theo dõi biến chứng shock
    - Thực hiện y lệnh
    - Chăm sóc hệ thống cơ quan
    - Giáo dục sức khỏe
    3. Thực hiện kế hoạch
    * Đảm bảo thông khí
    - Đặt bệnh nhân nằm ngửa đầu nghiêng sang 1 bên
    - Cho thở oxy nếu khó thở
    - Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết sự tím da, môi và đầu ngón
    - Hút đờm dãi đúng kỹ thuật
    * Theo dõi tuần hoàn
    - Lấy mạch, nhiệt độ huyết áp ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và báo cáo ngày cho bác sĩ
    - Theo dõi sát mạch, huyết áp 30’/lần, 1h/lần tùy tình trạng bệnh nhân
    - Đo lượng nước tiểu 24h
    * Theo dõi biến chứng shock
    - Điều dưỡng viên thường xuyên sờ tay, chân xem có lạnh không. Nếu bệnh nhân sốt mà tay chân lạnh là có khả năng bị shock, cần tìm thêm các dấu hiệu khác
    - Bắt mạch quay thấy nhanh nhỏ, nếu mạch > 90 lần/phút mà không sốt thì khả năng shock có thể xảy ra
    - Đo huyết áp thường xuyên, 15’- 30’/lần, phát hiện sớm dấu hiệu tụt kẹt huyết áp
    - Khi xảy ra shock, tất cả các bệnh nhân cần được thở oxy
    - Chuẩn bị đầy đủ dịch truyền, bộ đặt nội khí quản, bóng Ambu, mask, máy thở để hô hấp hỗ trợ khi cần thiết
    - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, dịch truyền để nhanh chóng truyền dịch theo y lệnh, trợ giúp bác sĩ đặt Catheter và đo áp lực tĩnh mạch trung tâm
    - Đảm bảo truyền thuốc vận mạch theo đúng liều lượng và theo dõi đáp ứng của mạch, huyết áp
    * Thực hiện y lệnh: Chính xác, kịp thời
    - Đảm bảo tiêm kháng sinh đúng quy cách, liều lượng, giờ… Theo dõi đề phòng shock phản vệ và tác dụng phụ của thuốc
    - Khi sốt cao: chườm mát, cho uống hoặc tiêm truyền thuốc hạ sốt
    - Thực hiện y lệnh để điều chỉnh các rối loạn tuần hoàn, hô hấp, rối loạn điện giải và toan máu
    - Làm các xét nghiệm nhanh chóng, đúng kỹ thuật
    - Phụ giúp bác sĩ trong các thủ thuật một cách khẩn trương và hiệu quả
    * Chăm sóc hệ thống cơ quan, bộ phận
    - Để bệnh nhân nằm đầu thấp, không ngồi dậy
    - Phục vụ ăn uống, vệ sinh tại giường và ở tư thế nằm
    - Vận động tay chân, các khớp, vỗ rung
    - Chú ý vệ sinh mắt, mũi, miệng tránh bội nhiễm
    - Vệ sinh da, lăn trở để chống loét
    - Cho ăn đủ dinh dưỡng để dễ tiêu: Nếu bệnh nhân hôn mê cần cho ăn qua sonde dạ dày
    - Nếu bệnh nhân có hạ nhiệt độ thì sưởi ấm cho bệnh nhân
    * Giáo dục sức khỏe
    - Hướng dẫn nội quy khoa phòng bằng thái độ…
    - Hướng dẫn thân nhân phối hợp với nhân viên y tế theo dõi và chăm sóc BN
    - Khi bệnh nhân ổn định ra viện, hướng dẫn cách phòng tránh nhiễm khuẩn huyết: Điều trị sớm ổ nhiễm khuẩn khởi đầu, điều trị tốt các bệnh có sẵn như đái đường, xơ gan
    4. Đánh giá
    Tốt nếu:
    - Các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân được cải thiện dần
    - Bệnh nhân giảm dần sốt, toàn trạng khá lên

    Câu 6: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue

    1. Nhận định
    * Tình trạng chung
    - Đo nhiệt độ: Nếu ở giai đoạn hạ nhiệt phải đề phòng shock (mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt kẹt, thường từ ngày 3- 5)
    - Theo dõi xuất huyết: Ngoài da, nơi tiêm, não, màng não
    - Xem bệnh án để biết: Chẩn đoán, chỉ định thuốc, xét nghiệm, các yêu cầu theo dõi khác, dinh dưỡng
    * Tình trạng hô hấp
    - Quan sát da, móng tay, móng chân
    - Đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở
    - Tình trạng tăng tiết
    Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần làm mọi biện pháp dẫn lưu hô hấp, thông khí, cho thở oxy
    * Tình trạng tuần hoàn
    - Cần theo dõi mạch, huyết áp 30’/lần, 1h/lần, 3h/lần tùy tình trạng bệnh nhân
    - Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt dễ dẫn đến tình trạng shock, trụy mạch
    2. Lập kế hoạch chăm sóc
    - Bảo đảm thông khí
    - Theo dõi tuần hoàn
    - Theo dõi xuất huyết
    - Thực hiện y lệnh
    + Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
    + Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử trí kịp thời
    - Chăm sóc hệ thống cơ quan, nuôi dưỡng
    - Hướng dẫn nội quy, giáo dục sức khỏe
    3. Thực hiện kế hoạch
    * Bảo đảm thông khí: Nếu bệnh nhân có shock phải theo dõi hô hấp, bảo đảm thông khí
    - Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang 1 bên
    - Đặt Canuyl Mayo
    - Bóp bóng Ambu nếu có cơn ngừng thở
    - Cho thở oxy
    - Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết sự tím môi, da và đầu ngón
    - Hút đờm dãi
    * Theo dõi tuần hoàn
    - Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, báo ngay cho bác sĩ
    - Chuẩn bị dịch truyền, dụng cụ để thực hiện y lệnh, kiểm tra tốc độ truyền
    - Theo dõi mạch, huyết áp 15’/lần, 30’/lần, 1h/lần, 3h/lần để phát hiện kịp thời dấu hiệu tiền shock từ ngày 3, 4, 5
    * Theo dõi xuất huyết
    - Bầm tím nơi tiêm, xuất huyết trên da
    - Xuất huyết nội tạng: ví dụ như xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, phân đen, cần theo dõi số lượng)
    * Thực hiện y lệnh của bác sĩ chính xác kịp thời
    - Tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt
    - Xét nghiệm: Lấy máu để theo dõi hematocrit, tiểu cầu
    - Theo dõi các chất bài tiết: số lượng nước tiểu, chất nôn, xuất huyết
    - Theo dõi tình trạng tri giác trong shock: Đánh giá diễn tiến của bệnh khi shock nặng, thiếu oxy não → hôn mê
    * Chăm sóc hệ thống cơ quan, dinh dưỡng
    - Cho bệnh nhân nghỉ ngơi trong phòng thoáng
    - Chườm lạnh nếu sốt cao
    - Co giật, bứt rứt → thuốc an thần
    - Hạn chế các thủ thuật gây chảy máu
    - Chọc dịch nếu có tràn dịch màng phổi màng bụng nhiều để giải quyết tạm thời tình trạng suy hô hấp
    - Vệ sinh thân thể, da, răng miệng, mắt tai
    - Tẩy uế các chất bài tiết
    - Dinh dưỡng: Ăn súp, uống sữa, nước trái cây, cho ăn nhiều bữa, mỗi bữa ít một để nâng cao thể trạng, nếu nặng đặt sonde dạ dày hoặc truyền tĩnh mạch
    * Giáo dục sức khỏe
    - Hướng dẫn nội quy khoa phòng cho bệnh nhân và gia đình
    - Theo dõi những biểu hiện nặng
    - Hướng dẫn nằm màn tránh muỗi đốt
    4. Đánh giá:
    Được đánh giá là chăm sóc tốt nếu
    - Nhiệt độ giảm, bớt nhức đầu, ăn uống được, tiểu nhiều, không còn xuất huyết tiêu hóa
    - Phát hiện sớm tiền shock, tránh để BN rơi vào shock

    Câu 7: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sởi

    * Trường hợp sởi không có biến chứng
    - Điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi tại giường và chăm sóc tại nhà
    - Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà thực hiện tốt các nguyên tắc vệ sinh và phòng bệnh
    + Uống nhiều nước, nếu như có sốt hoặc uống không đủ nước thì cần phải bồi phụ nước
    + Để cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên, hạn chế xem ti vi
    + Tránh tiếp xúc với người chưa bao giờ sởi hoặc người chưa được tiêm phòng
    + Trẻ nhỏ bị sởi nên để ở nhà ít nhất là cho đến khi 4 ngày sau khi ban bay
    - Dùng thuốc giảm đau hay hạ sốt
    - Hướng dẫn người nhà bệnh nhân cách phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường gợi ý đến các biến chứng của sởi
    + Trẻ vẫn tiếp tục sốt 3- 4 ngày sau khi mọc ban
    + Các dấu hiệu kèm theo có thể là: đau tai, đau họng, nuốt đau hoặc nuốt khó, ho đau ngực hay khó thở
    + Trẻ có biểu hiện lẫn lộn hoặc khó đánh thức
    + Đau đầu dữ dội, nôn nhiều hoặc có biểu hiện cứng gáy
    Khi phát hiện thấy các triệu chứng trên cần cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị
    * Các trường hợp sởi nặng và sởi có biến chứng, bệnh nhân thường phải nằm viện để theo dõi và điều trị
    1. Nhận định tình trạng bệnh nhân
    - Tình trạng sốt
    - Thể trạng chung, biểu hiện tinh thần kinh
    - Tình trạng phát ban
    - Tình trạng hô hấp tuần hoàn
    - Biểu hiện lâm sàng của các biến chứng
    2. Lập kế hoạch chăm sóc
    - Theo dõi diễn biến của các triệu chứng: sốt, phát ban và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường
    - Vệ sinh cá nhân hàng ngày cho bệnh nhân
    - Thực hiện thuốc và y lệnh
    - Dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân
    3. Chăm sóc cụ thể
    - Đo nhiệt độ, đếm mạch, huyết áp và nhịp thở của bệnh nhân
    - Theo dõi phát hiện các dấu hiệu mới xuất hiện và dấu hiệu nặng của bệnh
    + Đau tai, đau họng
    + Ho, khạc đờm, biểu hiện suy hô hấp
    + Nhức đầu, nôn, cứng gáy, rối loạn ý thức
    - Thực hiện y lệnh của bác sĩ và phụ giúp bác sĩ các thủ thuật nếu có
    - Thực hiện thuốc chính xác: Thuốc tiêm, truyền dịch hoặc thuốc uống
    - Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo đủ lượng calo/ngày. Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
    - Vệ sinh hàng ngày
    + Vệ sinh phòng bệnh rất quan trọng nơi người bệnh nằm phải thoáng mát, sạch sẽ và phải cách ly với những người bệnh khác
    + Chăm sóc răng miệng 3- 4 lần/ngày để phòng viêm nhiễm miệng và bội nhiễm
    + Rửa mắt và nhỏ thuốc mắt 3- 4 lần/ngày
    + Vệ sinh thân thể 1 lần/ngày, lau người bằng khăn bông và nước ấm. Tâm lý người nhà thường kiêng nước và kiêng gió vì vậy cần giải thích về sự cần thiết của việc vệ sinh thân thể
    4. Đánh giá và ghi hồ sơ
    - Đánh giá tình trạng người bệnh
    - Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
    - Kết quả theo dõi (mạch, nhiệt độ, HA, nhịp thở)
    - Thực hiện y lệnh
    5. Giáo dục sức khỏe
    - Giáo dục nội quy khoa phòng cho người nhà
    - BN mắc sởi nên được cách ly trong suốt thời gian bị bệnh tránh lây lan
    - Nên tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi
    - Khi trẻ mắc sởi có thể cho uống thêm vitamin A phòng khô mắt
    6. Đánh giá quá trình chăm sóc
    Bệnh nhân được đánh giá là chăm sóc tốt khi
    - Khỏi sốt, các ban trên người bay hết
    - Không có các biến chứng trong quá trình điều trị và chăm sóc
    - Bệnh nhân được dinh dưỡng tốt

    Câu 8: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cúm

    Đối với bệnh nhân mắc cúm thông thường
    - Việc điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà
    - Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối tại nhà ngay từ khi bắt đầu có triệu chứng cúm
    - Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà thực hiện 1 số biện pháp đơn giản sau để làm giảm nguy cơ mắc cúm
    + Bịt mũi miệng mỗi khi hắt hơi và ho, vứt khăn giấy mềm thường xuyên và để riêng bằng cách cho vào túi có nắp đậy lại
    + Rửa tay với xà phòng và nước thường xuyên tránh nhiễm và lan truyền virus ở bề mặt, đặc biệt sau khi ho và hắt hơi. Nếu không có nước thì sử dụng cồn để rửa tay
    + Tránh tiếp xúc với người bị ốm, khi đã bị ốm thì nên tránh tiếp xúc với những người khác đề phòng lây lan sang cho họ
    + Cố gắng không sờ tay vào mắt, mũi, miệng vì vi trùng có thể lan bằng cách này
    - Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà theo dõi để phát hiện sớm các biến chứng, đặc biệt là biến chứng bội nhiễm phổi. Khi có các dấu hiệu này thì cần đến khám tại bệnh viện
    + Sốt cao, rét run
    + Ho khạc đờm
    * Đối với trường hợp cúm nặng (cúm bội nhiễm, cúm trên các cơ địa đặc biệt hay cúm ác tính) bệnh nhân thường phải vào viện, nằm buồng cách ly để theo dõi và điều trị. Bệnh nhân cúm ác tính cần được điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu, có kíp bác sĩ và y tá chăm sóc riêng với đầy đủ phương tiện phòng hộ để tránh lây lan
    1. Nhận định tình trạng bệnh nhân
    - Tình trạng ý thức
    - Tình trạng sốt
    - Tình trạng hô hấp và tuần hoàn
    - Các dấu hiệu cơ năng: đau đầu, đau cơ, đau khớp
    2. Lập kế hoạch chăm sóc
    - Chăm sóc toàn thân
    - Đảm bảo hô hấp và duy trì tuần hoàn cho bệnh nhân
    - Theo dõi sát diễn biến, phát hiện các biểu hiện nặng của bệnh
    - Thực hiện y lệnh của bác sĩ làm xét nghiệm
    - Dinh dưỡng đầy đủ
    3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
    - Chăm sóc toàn thân
    + Người bệnh cần có phòng riêng cách ly để điều trị tránh lây lan, nghỉ ngơi tại giường
    + Làm hạ nhiệt độ khi sốt bằng biện pháp vật lý, chườm mát trán, nách bẹn, dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của BS
    + Vệ sinh răng miệng: súc miệng bằng nước muối sinh lý
    + Nhỏ mắt mũi hàng ngày
    + Vệ sinh da
    - Đảm bảo hô hấp
    + Khi bệnh nhân khó thở có thể nới bớt quần áo, cho thở oxy đường mũi sau đó báo ngay với bác sĩ để cùng xử trí kịp thời
    + Đếm nhịp thở, theo dõi màu sắc da và đầu chi, SpO2
    + Chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ để hô hấp hỗ trợ cho BN khi cần thiết (bóng Ambu, Mask)
    + Phụ giúp bác sĩ đặt nội khí quản và thở máy khi có chỉ định: Chuẩn bị máy hút đờm, ống thông hút đờm, lọ nước muối nhỏ betadin vào để hút đờm
    - Đảm bảo tuần hoàn
    + Theo dõi mạch, huyết áp thường xuyên, trường hợp cúm nặng và cúm ác tính cần theo dõi huyết áp 1h/lần, báo BS khi có dấu hiệu tụt huyết áp
    + Chuẩn bị dịch truyền, thuốc nâng huyết áp để thực hiện theo y lệnh
    + Chuẩn bị đặt Catheter khi có chỉ định
    - Theo dõi diễn biến và phát hiện dấu hiệu nặng của bệnh
    + Theo dõi tình trạng toàn thân
    + Theo dõi nhiệt độ 3h/lần
    + Theo dõi các dấu hiệu bội nhiễm tai, mũi họng phổi
    + Phát hiện sớm các dấu hiệu suy hô hấp và suy tuần hoàn
    + Đối với những trường hợp có bệnh mạn tính từ trước như bệnh tim phổi mạn tính, đái tháo đường… cần theo dõi xem các bệnh đó có nặng lên hay không
    + Trường hợp cúm ác tính cần theo dõi dấu hiệu suy gan thận nếu có:
    • Theo dõi lượng nước tiểu 24h hoặc hàng giờ xem lượng nước tiểu
    • Theo dõi mức độ tiến triển vàng da và tình trạng tinh thần
    - Thực hiện y lệnh đầy đủ
    + Làm xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ
    + Thực hiện truyền dịch, tiêm thuốc, uống thuốc đầy đủ đúng giờ
    + Phụ giúp bác sĩ làm các thủ thuật khi có chỉ định
    - Dinh dưỡng đầy đủ
    + Đặt sonde dạ dày và cho ăn qua sonde với những trường hợp bệnh nhân phải đặt nội khí quản và thở máy
    + Ăn lỏng qua sonde, thức ăn dễ tiêu giàu dinh dưỡng, giàu vitamin
    4. Đánh giá, ghi hồ sơ
    - Tình trạng bệnh nhân
    - Tình trạng hô hấp: đờm dãi, thở SpO2 máu
    - Lượng nước tiểu 24h và màu sắc, tình trạng vàng da, xuất huyết
    - Lượng dịch đưa vào cơ thể, dinh dưỡng và các công việc thực hiện y lệnh
    5. Giáo dục sức khỏe
    - Giáo dục nội quy khoa phòng
    - Giáo dục cho người nhà và bệnh nhân cách phòng bệnh cúm
    + Có thể tiêm phòng vaccine cúm hàng năm
    + Khi mắc cúm phải cách ly sớm để tránh lây lan, mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác
    6. Đánh giá quá trình chăm sóc
    Bệnh nhân được đánh giá là chăm sóc tốt khi
    - Hết sốt, không đau đầu, không đau mỏi người
    - Không có diễn biến nặng lên trong quá trình chăm sóc và điều trị
    - Dinh dưỡng đầy đủ

    Câu 9: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủy đậu

    1. Nhận định tình trạng bệnh nhân
    - Tình trạng sốt
    - Toàn trạng chung
    - Các biểu hiện tinh thần kinh
    - Biểu hiện hô hấp, tuần hoàn
    - Tình trạng nốt phỏng
    2. Lập kế hoạch chăm sóc
    - Vệ sinh cá nhân và chăm sóc các nốt phỏng
    - Thực hiện thuốc và y lệnh đầy đủ
    - Phụ giúp làm thủ thuật và các xét nghiệm nếu có
    - Theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu nặng của bệnh và các biến chứng
    - Dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân
    3. Chăm sóc cụ thể
    - Cách ly hoàn toàn người bệnh: Trẻ nhỏ phải cho nghỉ học bắt buộc cho đến khi các nốt phỏng đã đóng vẩy
    - Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà cách vệ sinh cá nhân và vệ sinh nốt phỏng
    + Có thể cho bệnh nhân tắm bằng nước lạnh hay nước hơi ấm, trong vài ngày đầu có thể ngâm mình trong nước ấm, làm khô người bằng cách vỗ nhẹ vào người cho nước tự chảy hết, không dùng khăn lau khô để tránh cọ xát
    + Dân gian dùng lá chân vịt để tắm cho trẻ cũng có tác dụng làm khô các nốt phỏng
    + Có thể bôi thuốc vào các vết phỏng (dung dịch xanh Methylen hoặc Castelani)
    - Khi bị ngứa tại nốt phỏng:
    + Nên tránh không được gãi vì gãi sẽ làm tổn thương da và làm cho nốt phỏng có nguy cơ nhiễm trùng
    + Có thể làm cho trẻ đỡ ngứa bằng cách giữ cho trẻ luôn được mát mẻ và lạnh vì nóng hay mồ hôi ra nhiều sẽ làm ngứa tăng lên. Đặt khăn mặt ướt và lạnh lên chỗ thực sự ngứa
    + Cắt móng tay, nhờ đó mỗi khi ngứa gãi da sẽ không bị tổn thương
    + Thuốc và kem làm giảm ngứa, có thể dùng thuốc kháng histamine để làm giảm ngứa
    - Thực hiện thuốc và y lệnh của bác sĩ
    - Theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu biến chứng của bệnh và báo bác sĩ khi:
    + Sốt kéo dài trên 4 ngày hoặc sốt cao trên 39o
    + Ho nặng lên hoặc có rối loạn nhịp thở
    + Một số nốt phỏng có mủ, hoặc các nốt phỏng sưng đỏ, nóng và đau
    + Đau đầu tăng lên
    + Khó đánh thức hoặc có những bất thường về hành vi
    + Sợ ánh sáng
    + Khó đi lại
    + Lẫn lộn
    + Nôn
    + Có biểu hiện cứng gáy
    + Cho trẻ ăn thức ăn lạnh, mềm và nhạt vì các nốt phỏng ở miệng có thể làm cho trẻ khó ăn hoặc khó uống, tránh cho trẻ ăn các thức ăn có vị acid cao hoặc mặn
    4. Ghi hồ sơ và đánh giá
    - Ghi lại tình trạng bệnh nhân, các dấu hiệu theo dõi và các biến chứng nếu có
    - Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
    - Tình hình vệ sinh cá nhân và các nốt phỏng
    5. Giáo dục sức khỏe
    - Giáo dục nội quy khoa phòng
    - Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà cách chăm sóc và vệ sinh nốt phỏng
    - Bệnh nhân mắc thủy đậu nên được cách ly hoàn toàn trong vòng 5 ngày đầu khi bắt đầu có triệu chứng
    6. Đánh giá quá trình chăm sóc
    Bệnh nhân được chăm sóc tốt khi:
    - Hết sốt, các nốt phỏng khô, đóng vẩy và không hóa mủ
    - Không có các biến chứng trong quá trình điều trị và chăm sóc
    - Dinh dưỡng đầy đủ

    Câu 10: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt mò

    1. Nhận định tình trạng bệnh nhân
    - Toàn trạng chung, biểu hiện tinh thần kinh
    - Đo nhiệt độ, đánh giá mức độ sốt
    - Tình trạng hô hấp: Phát hiện tình trạng suy hô hấp thông qua việc quan sát da, môi, móng tay, đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở
    - Tình trạng tuần hoàn: Kiểm tra mạch và huyết áp thường xuyên, phát hiện tình trạng trụy mạch
    - Tình trạng dinh dưỡng và vệ sinh của bệnh nhân
    2. Xem bệnh án để biết
    - Chẩn đoán bệnh, mức độ bệnh, chỉ định thuốc, các xét nghiệm cần làm
    - Các yêu cầu theo dõi khác
    3. Lập kế hoạch chăm sóc
    - Chăm sóc toàn diện
    - Thực hiện đầy đủ y lệnh về xét nghiệm và điều trị
    - Theo dõi tình trạng bệnh, kịp thời phát hiện các biến chứng
    - Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ
    4. Chăm sóc cụ thể
    - Chăm sóc toàn diện
    + Bệnh nhân được nằm ở nơi thoáng mát, đầy đủ ánh sáng
    + Thực hiện các nguyên tắc vệ sinh chung: vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể
    + Dùng thuốc hạ nhiệt khi sốt cao trên 38o5, chườm mát cho uống đủ nước. Trường hợp bệnh nhân sốt cao kéo dài có thể bị mất nước nên bù đủ dịch bằng tiêm truyền tĩnh mạch
    + Đảm bảo thông khí tốt, tránh ứ đọng đờm dãi
    + Tại vết loét: Thông thường vết loét do mò đốt thường có kích thước nhỏ và khi bệnh nhân đến viện thì đã ở giai đoạn đóng vảy đen, một số trường hợp vết loét tự bong vảy và tự liền, vì vậy không cần phải chăm sóc vết loét ở các bệnh nhân sốt mò
    - Thực hiện y lệnh đầy đủ
    + Lấy các xét nghiệm máu, dịch não tủy, nước tiểu theo y lệnh
    + Thực hiện thuốc theo y lệnh
    + Phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật khi có chỉ định
    - Phát hiện các biến chứng của bệnh
    + Kiểm tra nhiệt độ ít nhất 3 lần/ngày
    + Theo dõi mạch, huyết áp thường xuyên, phát hiện kịp thời biểu hiện suy tuần hoàn hoặc tình trạng trụy mạch. Báo bác sĩ ngay để xử trí kịp thời
    + Theo dõi tình trạng hô hấp: nhịp thở, kiểu thở, tình trạng tím tái môi và đầu chi
    + Theo dõi lượng nước tiểu 24h
    + Theo dõi dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa
    - Dinh dưỡng
    + Cho bệnh nhân ăn thức ăn dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng (sữa, cháo thịt)
    + Cho ăn làm nhiều bữa đảm bảo đủ lượng calo cần thiết
    5. Ghi hồ sơ
    - Ghi lại tình trạng toàn thân và các thông số cần theo dõi
    - Ghi các công việc đã chăm sóc và thực hiện y lệnh
    - Ghi tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
    6. Giáo dục sức khỏe
    - Giáo dục nội quy khoa phòng
    - Hướng dẫn người nhà cách chăm sóc và vệ sinh cho bệnh nhân
    - Hướng dẫn phòng bệnh
    7. Đánh giá quá trình chăm sóc
    Bệnh nhân được chăm sóc tốt khi
    - Khỏi sốt, ra viện
    - Không mắc các biến chứng của bệnh trong quá trình điều trị

      Hôm nay: Thu May 16, 2024 7:40 pm