[»»-»-(¯`v´¯)-»*** ]º°(¯`(Pham-Tinh)´¯)[«-(¯`v´¯)-«-«)]

chào mừng bạn đến diễn đàn của tôi



Join the forum, it's quick and easy

[»»-»-(¯`v´¯)-»*** ]º°(¯`(Pham-Tinh)´¯)[«-(¯`v´¯)-«-«)]

chào mừng bạn đến diễn đàn của tôi

[»»-»-(¯`v´¯)-»*** ]º°(¯`(Pham-Tinh)´¯)[«-(¯`v´¯)-«-«)]

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Latest topics

» THẦN DƯỢC XÁO TAM PHÂN - TIA HY VỌNG MỚI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
by quynhle Fri Oct 11, 2013 11:43 pm

» MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU DƯỠNG BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG BỤNG
by quynhle Fri Oct 11, 2013 11:40 pm

» Dây đeo Hậu môn nhân tạo - chăm sóc sức khỏe bệnh nhân
by quynhle Tue Aug 06, 2013 9:47 pm

» chăm sóc hậu môn nhân tạo
by quynhuong Sat Jul 27, 2013 6:04 am

» mo ta kien thuc dieu duong
by ngocyen Mon Oct 08, 2012 11:24 am

» đám cưới anh chị năm
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:46 pm

» đêm buồn nhó nhỏ
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:36 pm

» Làm bài thi trắc nghiệm: 5 bí quyết "ăn" điểm !!
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:31 pm

» Either – Neither – Both – Not only …. But also
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:29 pm

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Thống Kê

Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không


[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 40 người, vào ngày Thu Aug 03, 2017 2:13 am


    Kế hoạch chăm sóc bệnh nhi tiêu chảy cấp

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 351
    Points : 897
    Reputation : 0
    Join date : 17/09/2009
    Age : 34
    Đến từ : Bến tre

    Kế hoạch chăm sóc bệnh nhi tiêu chảy cấp Empty Kế hoạch chăm sóc bệnh nhi tiêu chảy cấp

    Bài gửi  Admin Tue May 10, 2011 3:15 am

    Kế hoạch chăm sóc bệnh nhi tiêu chảy cấp

    I Nhận định
    *Triệu chứng tiêu hóa:
    -Tiêu chảy
    +Trẻ tiêu chảy trong bao lâu
    +Số lượng:?lần/ngày,số lượng phân mỗi lần đi ngoài nhiều k?
    +Tính chất:Có nhày máu mũi trong phân k?(do lỵ) ,có đi tóe toe k?
    -Nôn :Trẻ nôn liên tục không?,nôn xong trẻ thường mệt,tình trạng mất nước nặng thêm(thường là dấu hiệu sớm trong tiêu chảy do Rotavirut hoặc do tụ cầu)
    -biếng ăn:
    +Trẻ thường không muốn ăn những thức ăn thường ngày ,chỉ muốn uống nước.
    +Có thể xuất hiện sớm hay sau khi trẻ tiêu chảy vài ngày
    *triệu chứng mất nước:
    Đánh giá mất nước theo chương trình CDD
    Dấu hiệu ------------------A---------------------- B----------------------- C---------
    Toàn trạng------------Tốt,tỉnh táo-------- Kích thích,vật vã *--- Li bì, hôn mê *
    Mắt ------------------bình thường------------Mắt trũng-------------------Mắt rất trũng
    Nước mắt -----------------có-------------------không----------------------không
    miệng,lưỡi------------------Ướt ------------------Khô-------------------------- Rất khô
    Khát----------------k,uống bình thường----------uống háo hức *---uống kém,không uống đc *
    Nếp véo da ----------- Mất ngay ----------------mất chậm -------------- mất rất chậm
    Điều trị --------------phác đồ A----------------- phác đồ B------------------ Phác đồ C
    khi có ít nhất 2 dấu hiệu ở cùng 1 cột (trong đó có 1 dấu hiệu *) là tình trạng mất nước tương dương cột đó
    ngoài ra bạn có thể sử dụng phác đồ sau

    Đánh giá mức nước theo chương trình lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh IMCI
    (Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi )
    Dấu hiệu mất nước --------------------- Đánh giá tình trạng mất nước -----------Điều trị
    Hai trong các dấu hiệu sau
    -Li bì,khó đánh thức
    -Mắt trũng--------------------------------- Mất nước nặng ------------------phác đồ A
    -Không uống được hoặc uống kém
    -Nếp véo da mất rất chậm

    Hai trong các dấu hiệu sau
    -kích thích,vật vã
    -Mắt trũng ------------------------------------- có mất nước----------------- phác đồ B
    -uống háo hức
    -Nếp véo da mất chậm

    không đủ các dấu hiệu để phân loại
    có mất nước hay mất nước nặng -----------Không mất nước---------------- phác đồ A

    (trẻ từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi)
    Dấu hiệu mất nước---------------- Đánh giá tình trạng mất nước----------------- Điều trị
    Hai trong các dấu hiệu sau
    -Li bì,khó đánh thức
    -Mắt trũng--------------------------- Mất nước nặng--------------------------phác đồ A
    -Nếp véo da mất rất chậm

    Hai trong các dấu hiệu sau
    -kích thích,vật vã
    -Mắt trũng---------------------------- có mất nước---------------------------- phác đồ B
    -Nếp véo da mất chậm

    không đủ các dấu hiệu để phân loại
    có mất nước hay mất nước nặng -------- Không mất nước------------------------- phác đồ A


    Ngoài ra bạn có thể xem các triệu chứng khác như
    -Chân tay:Da ở phần thấp của chân,tay bình thường ấm và khô,móng tay có màu hồng,khi mất nước nặng có dấu hiệu shock thì da ammr lạnh ,nổi vân tím
    -Mạch: Khi mất nước mạch quay và mạch bẹn nhanh hơn,nếu nặng có thể nhỏ và yếu
    -Thở:có thể tăng do toan chuyển hóa
    -Sụt cân:
    +Giảm dưới 5% Chưa có dấu hiệu mất nước trên lâm sàng
    +Mất 5-10% :có biểu hiện mất nước vừa và nhẹ
    +Mất nước trên 10% Có biểu hiện mất nước nặng
    -thóp trước:lõm hơn bình thường,rất lõm khi mất nước nặng
    -Đái ít
    * Triệu chứng khác:
    -sốt và nhiễm khuẩn:có thể bị nhiễm khuẩn phối hợp,phải khám toàn diện tìm các dấu hiệu nhiễm khuẩn kèm theo
    -co giật: do sốt cao,tăng hay hạ natri,hạ đường huyết
    -chướng bụng: do hạ kali máu hay dùng thuốc cầm ỉa bừa bãi
    * Các xét nghiệm cận lâm sàng
    -Điện giải đồ:có rối loạn không
    -công thức bạch cầu
    -xét nghiệm phân:có bạch cầu.hồng cầu,kí sinh trùng trong phân k?
    -cấy phân:Ít có giá trị trong điều trị vì thường muộn.

    II : Chuẩn đoán điều dưỡng,lập kế hoạch chăm sóc và kết quả mong đợi(KQMD)

    1. Rối loạn nước và điện giải liên quan đến nôn và tiêu chảy
    *KQMD:Hết dấu hiệu mất nước
    Qua phần nhận định ta xác định được mức độ mất nước=> cách xử trí
    # Mất nước mức độ A
    -Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường:uống nước cáo loãng(1 nắm gạo 50g+1 dúm muối 3.5g+6 bát nước 1200ml đun cho hạt gạo nở ra khoảng 15 phút chắt ra được 5 bát 1000ml là được) ,uống nước đun sôi để nguội,tốt nhất là uống oresol
    tuổi--------Lượng ORS cho uống sau mỗi lần đi ngoài-----Lượng ORS cần cung cấp để dùng tại nhà
    <12 tháng-----------50-100ml-------------------------------500ml/ngày
    2t-10t--------------100-200ml-------------------------------1000ml/ngày
    >10t---------------uống đến hết khát-------------------------2000ml/ngày
    chú ý phải pha ors đúng cách ,dúng tỷ lệ
    Cách cho uống:Trẻ <2 t đổ thìa,uống từng ngụm nhỏ
    nếu trẻ nôn dừng 5-10 phút rồi tiếp tục
    động viên người mẹ tích cực cho con uống vì mới tránh được những hậu quả nặng nề của tiêu chảy
    -Cho trẻ ăn thức ăn hàm lượng dinh dưỡng cao,tiếp tục cho trẻ bú,không ăn kiêng.Khi hết tiêu chảy cho trẻ ăn thêm 1 bữa phụ trong 2 tuần
    -Hướng dẫn bà mẹ và người trông trẻ các dấu hiệu cần dưa con đến cơ sở y tế như
    trẻ đi ỉa nhiều lần,phân nhiều nước
    trẻ không chịu ăn
    sốt
    trong phân có nhày máu mũi
    nôn nhiều
    khát nhiều
    #mất nước mức độ B
    Số lượng dịch cần bù trong 4h là V=kg*75 ml
    cách cho uống :uống từng thìa hay uống từng ngụm nhỏ.trẻ nôn thì cho dừng 10 phút, tiếp tục cho uống tích cực
    4h đánh giá lại tình trạng mất nước
    nếu hết dấu hiệu mất nước =>phác đồ A
    nếu không đổi thì =>phác đồ B
    nặng hơn =>phác đồ C
    Tiếp tục cho trẻ bú mẹ,ăn thức ăn giàu dinh dưỡng,nước hoa quả.Sau khi khỏi bổ xung thêm 1 bữa phụ ngoài bữa chính trong 2 tuần
    #Phác đồ C
    Truyền ngay dung dịch ringe lactate 100ml/kg hay nacl 0.9% chia số lượng và thời gian như sau
    tuổi------------------------lúc đầu 30ml/kg trong---------------lúc sau 70ml/kg trong-----
    <12th----------------------1h------------------------------------5h---------------
    >12th------------------------30 phút---------------------------2h30ph--------
    lại truyền 1 lần nữa nếu mạch quay yếu hoặc không bắt được
    sau 1-2h đánh giá lại,nếu tình trạng mất nước không tiến triển thì truyền nhanh hơn
    ngay khi trẻ có thể uống thì cho trẻ uống ngay 5ml/kg/h
    nếu không truyền được thì chuyển lên tuyến trên ,dặt sonde dạ dày truyền ORS với 20ml/kg/h(tổng số 120ml/kg)
    Cho ăn trở lại ngay khi trẻ có thể ăn được ,ăn thức ăn giàu dinh dưỡng
    nếu trẻ bú mẹ tiếp tục cho bú
    nếu trẻ không bú sữa mẹ thì cho ăn theo loại sữa mà trẻ ăn trước đó
    trẻ >6 tháng ,ăn được thức ăn đặc thì thịt,cá và 1 thìa dầu
    thức ăn nấu kĩ.nghiền nhỏ chế biến vệ sinh
    sau khi khỏi ỉa chảy bổ xung thêm 1 bữa phụ ngoài bữa chính trong 2-4 tuần
    hướng dẫn gia đình cách cho uống ORS
    2,mất cân bằng dinh dưỡng
    KQMD: Cung cấp dinh dưỡng để duy trì cân nặng phù hợp

    DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM
    (trích trong nguồn tài liệu của Th.s Nguyễn Thị Yến
    Bệnh viện Nhi TW)
    1.Nuôi trẻ bằng sữa mẹ
    Nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu (trẻ ăn hoàn toàn sữa mẹ ,không ăn thêm bất cứ thứ gì kể cả nước)
    1.1 Những thay đổi của sữa mẹ
    1.1.1 Sữa non:
    -Được tạo ra vào tuần thứ 16 của thai kì
    -Được tiết ra vào 2-3 ngày đầu sau đẻ,sữa có màu vàng nhạt và sánh đặc,chất lượng sữa non giảm nhanh sau 24h
    -Sữa có năng lượng cao nên giúp trẻ chống được đói và rét.Nồng độ pr,vit A,nhất là nồng độ globulin miễn dịch cao.
    _có tác dụng sổ nhẹ giúp tống phân su nhanh,hạn chế vàng da kéo dài.
    1.1.2.Sữa chuyển tiếp:lươnggj đạm,vit..giảm dần,thành phần sữa ổn định dần
    1.1.3.Sữa vĩnh viễn:Thành phần chính trong 100ml
    Lipid 4,2g pr:1,07g Gluxit:7.4 g
    1.2 Tính ưu viêt của sữa mẹ

    [B]1.3 Cách cho trẻ bú
    -Bú sớm sau khi sinh 30 phút
    -Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu,không ăn thêm bất cứ thức ăn khác
    -bú theo nhu cầu của trẻ,cả ngày và đêm ,ít nhất là 8 lần /24h
    -Cai sữa khi trẻ được 18 đến 24 tháng hoặc lâu hơn có thể
    -Trẻ cần được bú hết cả sữa đầu và sữa cuối
    Tư thế bú đúng
    -Đầu và thân trẻ trên 1 đường thẳng
    -Trẻ được bế áp sát vào người mẹ
    -Đầu trẻ áp sát vào vú mẹ
    - Mẹ đỡ toàn thân trẻ
    Tư thế ngậm bắt vú đúng
    -miệng trẻ mở rộng
    _Môi dưới hướng ra ngoài
    _Trẻ ngậm sâu hết quầng đen của vú
    -cầm trẻ tỳ vào vú mẹ

    2.Ăn bổ sung
    ăn bổ sung là cho trẻ ăn các thức ăn khác bổ sung cho sữa mẹ ,trẻ quen dần với thức ăn gia đình,thường trẻ 2 tuổi được thay thế hoàn toàn
    2.1 Tại sao trẻ cần ăn bổ sung và thời gian ăn bổ sung
    - Trẻ cần được ăn bổ sung khi trẻ được 6 tháng tuổi,đôi khi có thể cho trẻ ăn sớm hơn(4-6 tháng) nếu trẻ vẫn còn đói sau mỗi bữa bú hoặc trẻ không tăng cân,khi trẻ 6 tháng tuổi thì thần kinh và cơ nhai phát triển đầy đủcho phép trẻ nhai và cắn thức thức ăn
    -trẻ cần ăn bổ xung để bù dắp khoảng thiếu hụt các chất dinh dưỡng giữa nhu cầu và lượng dinh dưỡng trẻ được nhận từ sữa mẹ khi trẻ>6 tháng
    Theo 1 số nghiên cứu cho thấy nếu không có sự bù đắp thì trẻ sẽ chậm lớn hoặc ngừng phát triển,thiếu máu ,còi xương>Dặc biệt với những trẻ phát triển mạnh
    @ Nếu cho trẻ ăn sớm quá sẽ có nguy hiểm
    -trẻ bú ít đi,mẹ giảm tiết sữa và khó khăn hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của trẻ
    -trẻ nhận được ít các yếu tố miễn dịch từ mẹ,nguy cơ mắc bệnh tăng
    - Thức ăn mới thường ít dinh dưỡng hơn sữa mẹ
    - các bà mẹ có nguy cơ mang thai sớm hơn bà mẹ cho con bú hoàn toàn
    @ nếu cho trẻ ăn muộn hơn
    -trẻ không được nhận đủ các chất dinh dưỡng để bù đắp cho sự thiếu hụt
    - Trẻ chậm lớn hay ngừng tăng cân
    -Nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng và thiếu vi chất
    2.2 Số bữa ăn bổ xung
    -Trẻ từ 6 tháng tuổi ăn 1 bữa bột 5% ,trẻ được ăn đặc dần lên
    -trẻ từ 7-8 tháng ăn 2 bữa bột 10%, mỗi bữa 200ml
    -Trẻ từ 9-12 tháng ăn 3 bữa bột 10%,mỗi bữa 200ml
    - trẻ từ 12-24 tháng ăn 3 bữa cháo đặc mỗi bữa 250ml
    ngoài các bữa bổ xung ,trẻ tiếp tục bú mẹ khi trẻ muốn
    nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ (giữa các bữa chính,dễ chế biến ,ngon miệng,giầu năng lượng và giầu dinh dưỡng)vd sữa chua ,sữa,súp,bạhs bích qui,hoa quả...
    trẻ >2 tuổi có thể ăn cơm cùng gia đình mỗi bữa 1 bát thêm 2 bữa phụ
    2.3 Thành phần ăn bổ sung phải theo ô vuông thức ăn

    Tinh bột-giàu đạm-giàu vitamin-giàu năng lượng
    -Trong thức ăn bổ sung ,các thực phẩm sử dụng phải giàu năng lượng ,pr và các vi chất dinh dưỡng
    - Thức ăn bổ sung phải sạch và an toàn
    -không quá nóng,cay,mặn
    -Dễ ăn đối với trẻ
    -có sẵn ở địa phương và ggias cả phù hợp
    _Trẻ thích ăn
    Chú Ý
    -Khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung cần cho trẻ ăn từ từ, ít một,từ loãng đến dặc dần
    -khuyến khích trẻ ăn
    - Cho trẻ ăn sau ngay khi chế biến xong
    _ Đảm bẩo vệ sinh trước trong và sau khi nấu

    3.Nuôi trẻ không có sữa mẹ(nuôi nhân tạo)
    3.1 Công thức tính lượng sữa hằng ngày
    $Trẻ sơ sinh dưới 1 tuần tuổi
    V(ml)=n.70 nếu trẻ <3200g
    =n.80 nếu trẻ >3200g
    (n là số ngày tuổi của trẻ)
    $ Trẻ lớn hơn 1 tuần tuổi
    Số lượng sữa trong ngày tính theo trọng lượng của trẻ
    -Trẻ từ 2 tuần đến 6 tuần : Số lượng sữa =1/5 P cơ thể
    -Trẻ từ 6 tuần đến 4 tháng :.................=1/6 ............
    -Trẻ từ 4 tháng đến 6 tháng:.................=1/7 ...........
    Tính theo công thức Skarin
    V(ml) = 800ml +_ (50 ml .n)
    - với trẻ <8 tuần tuổi Vml=800ml-50.(8-n) n là số tuần tuổi
    -Với trẻ >2 tháng tuổi V ml=800ml+ 50.(n-2) n........tháng tuổi
    Tính theo calo
    - trẻ 1-3 tháng : 120-130 calo/kg/ngày
    -Trẻ 3-6...........;110-120.................
    _Trẻ 6-12.........100-110...............
    trẻ >6 tháng mỗi ngày cần ăn 1 lít thức ăn
    Số bữa ăn trong 1 ngày
    Sơ sinh : 8 bữa
    <3 tháng :7 bữa
    3-5 Tháng: 6 bữa
    >6 tháng :5 bữa
    >18 tháng : 4 bữa
    Phân chia calo của thức ăn dựa vào số lần ăn
    5 bữa 4 bữa
    sáng 20% 15-20%
    giữa trưa 10-15%
    trưa 35-40% 40-50%
    chiều 10-15% 10-15%
    tối 20% 20-30%
    chú ý
    - Thức ăn cho trẻ cần được thay đổi
    - Thức ăn cần được nấu nhừ và nát
    -vệ sinh dụng cụ và thực phẩm
    -Cho trẻ ăn hoa quả
    -tránh cho trẻ ăn thức ăn dinh dưỡng thấp,mà cung cấp thức ăn giàu pr,vit...
    - Theo dõi đáp ứng của trẻ sau ăn
    Cân trẻ hàng ngày
    3.Nguy cơ nhiễm khuẩn liên quan đến sự xâm nhập của các tác nhân dường tiêu hóa
    KQMD: Không có dấu hiệu nhiễm khuẩn
    -Phòng,kiểm soát và xử lý phân đúng cách
    -vệ sinh trc ,trong và sau chế biến,nên cho trẻ ăn ngay
    rửa tay sạch
    -dùng tã bỉm 1 lần
    - hướng đẫn gd vệ sinh dụng cụ ăn uống
    4.tổn thương da liên quan đến tiêu chảy nhiều lần
    KQMD : da không bị tổn thương
    - Thay tã thường xuyên
    Rửa sạch bằng xà phòng trung tính,lau khô
    -khi da bị hăm thì có thể sử dụng mỡ oxyd kẽm , xanh methylen vào vùng da bị tổn thương
    -Tránh sử dụng khăn lau thương mại vì có chứa cồn
    Theo dõi các dấu hiệu nhiễm nấm, tổn thương da vùng mông
    5. Trẻ lo lắng,hoảng sợ khi nằm viện vì tác nhân lạ gây sang chấn tinh thần
    KQMD: trẻ yên tâm,không hoảng sợ
    -khuyến khích động viên trẻ
    -Kết hợp với gia đình chăm sóc trẻ
    -Chăm sóc nhẹ nhàng,dành thời gian nói chuyện với trẻ
    6.Bố mẹ thiếu hiểu biết về chăm sóc trẻ và bệnh tật
    -cung cấp thông tin và kế hoạch điều trị
    -hỗ trợ gia đình chăm sóc trẻ
    hướng dẫn gia đình pha ORS ,uống ORS,dấu hiệu quan trọng,xử lý phân
    -gdsk cho cha mẹ và người chăm sóc trẻ

      Hôm nay: Fri May 17, 2024 12:24 am