[»»-»-(¯`v´¯)-»*** ]º°(¯`(Pham-Tinh)´¯)[«-(¯`v´¯)-«-«)]

chào mừng bạn đến diễn đàn của tôi



Join the forum, it's quick and easy

[»»-»-(¯`v´¯)-»*** ]º°(¯`(Pham-Tinh)´¯)[«-(¯`v´¯)-«-«)]

chào mừng bạn đến diễn đàn của tôi

[»»-»-(¯`v´¯)-»*** ]º°(¯`(Pham-Tinh)´¯)[«-(¯`v´¯)-«-«)]

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Latest topics

» THẦN DƯỢC XÁO TAM PHÂN - TIA HY VỌNG MỚI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
by quynhle Fri Oct 11, 2013 11:43 pm

» MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU DƯỠNG BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG BỤNG
by quynhle Fri Oct 11, 2013 11:40 pm

» Dây đeo Hậu môn nhân tạo - chăm sóc sức khỏe bệnh nhân
by quynhle Tue Aug 06, 2013 9:47 pm

» chăm sóc hậu môn nhân tạo
by quynhuong Sat Jul 27, 2013 6:04 am

» mo ta kien thuc dieu duong
by ngocyen Mon Oct 08, 2012 11:24 am

» đám cưới anh chị năm
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:46 pm

» đêm buồn nhó nhỏ
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:36 pm

» Làm bài thi trắc nghiệm: 5 bí quyết "ăn" điểm !!
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:31 pm

» Either – Neither – Both – Not only …. But also
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:29 pm

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Thống Kê

Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không


[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 40 người, vào ngày Thu Aug 03, 2017 2:13 am


    Nhận định một số kết quả xét nghiệm điện giải đồ

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 351
    Points : 897
    Reputation : 0
    Join date : 17/09/2009
    Age : 34
    Đến từ : Bến tre

    Nhận định một số kết quả xét nghiệm điện giải đồ Empty Nhận định một số kết quả xét nghiệm điện giải đồ

    Bài gửi  Admin Mon Apr 04, 2011 11:43 am

    Rối loạn Natri máu

    Natri máu bình thường 135-145 mmol/l.
    Natri có mặt chủ yếu ở dịch ngoại bào, cùng với Clo, Bicarbonat… duy trì áp suất thẩm thấu cho dịch ngoại bào. Chuyển hóa Na chịu ảnh hưởng của hormon steroid vỏ thượng thận, ví dụ trong bệnh addison, Na máu giảm, Na niệu tăng. Na được đào thải chủ yếu qua đường nước tiểu (95%) còn lại qua phân và mồ hôi. Na trong tế bào luôn được đổi mới do sự trao đổi Na giữa trong và ngoài tế bào.

    1. Tăng Natri máu
    Các nguyên nhân thường gặp:
    - Ưu năng vỏ thượng thận (h/c Cushing), khi điều trị bằng corticoid
    - Tăng aldosteron tiên phát (h/c Cohn)
    - Đái tháo nhạt
    - Hôn mê trong TALTT trong ĐTĐ
    Hậu quả: giữ nước, phù, tăng HA, có thể gây mất nước trong tế bào.
    Triệu chứng lâm sàng:
    - Khát
    - Sút cân
    - Da nhẽo
    - Tim nhanh
    - Thiểu niệu
    - Có thể xuất hiện: sốt, mê sảng, thở sâu và nhanh, hôn mê…
    2. Giảm Natri máu
    Các nguyên nhân thường gặp:
    - Mất muối nhiều qua đường tiêu hóa, nước tiểu, mồ hôi (nôn, lỗ dò, tiêu chảy, say nắng, ra mồ hôi nhiều,…)
    - Thiểu năng vỏ thượng thận (addison)
    - Tổn thương ống thận nặng, suy thận mạn
    - Khi điều trị bằng thuốc lợi tiểu
    - H/c SIADH (tiết ADH quá nhiều gây giữ nước làm giảm Na máu)
    Hậu quả: Giảm Natri máu gây nhược trương dịch gian bào, nước sẽ vào tế bào, giảm khối lượng máu, giảm HA, có thể truỵ tim mạch, làm thiểu niệu gây suy thận, có thể phù não...
    Triệu chứng lâm sàng: khát, phù, ngất, hoa mắt, khô niêm mạc, nhịp tim nhanh, giảm HA tư thế đứng, thiểu niệu, có thể sốc và hôn mê.

    Rối loạn Kali máu

    Kali máu bình thường 3,5- 4,5 mmol/l.
    Kali được coi là ion chủ yếu trong khu vực tế bào, cùng với một số ion khác của nội bào tạo nên áp suất thẩm thấu cho nội bào.
    Kali đóng vai trò quan trọng trong co cơ, dẫn truyền thần kinh, hoạt động enzym, và chức năng màng tế bào…
    Tính hưng phấn của cơ tim, sự dẫn truyền, nhịp tim chịu ảnh hưởng rõ rệt của sự thay đổi K, Mg và Ca trong dịch ngoại bào.
    - Nồng độ K ngoại bào tăng hay giảm đều làm giảm tính hưng phấn và tốc độ dẫn truyền.
    - Nồng độ K cao: ức chế dẫn truyền, ngừng tim ở thì tâm trương.
    - Nồng độ K thấp: ngừng tim ở thì tâm thu.
    - Nồng độ K bất thường có ảnh hưởng đến điện thế của màng cơ tim, phản ánh qua điện tâm đồ.
    - Nồng độ K cao hay thấp đều làm tổn thương sự co các cơ vân và cơ trơn, gây nên liệt mềm.

    1.Tăng Kali máu
    Các nguyên nhân thường gặp:
    - Suy thận
    - Từ tế bào ra: sốc phản vệ, chấn thương nặng, bỏng nặng, tiêu cơ vân,…
    - Nhiễm toan
    - Tan máu
    - Suy vỏ thượng thận
    Triệu chứng lâm sàng:
    - Mệt mỏi, liệt mềm
    - Chướng bụng, tiêu chảy
    - Ảnh hưởng đến chức năng tim: nhịp tim chậm, ngừng tim…
    - Các dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác: thận…

    2.Giảm Kali máu
    Các nguyên nhân thường gặp:
    - Đưa vào ít (nhịn đói, nghiện rượu, truyền dịch kéo dài không có kali,…)
    - Hấp thu kém
    - Mất nhiều: do đường tiêu hóa: nôn mửa, ỉa lỏng, do thận, đường da,…
    - Bệnh liệt chu kỳ di truyền Westphal
    - Khi điều trị bằng cortisol, thuốc lợi tiểu kéo dài
    Triệu chứng lâm sàng: mệt mỏi, yếu cơ, giảm phản xạ, liệt mềm, tiểu tiện đêm…

    Rối loạn Clo máu

    Clo máu bình thường 90-110 mmol/l.
    Clo chủ yếu ở dịch ngoại bào, cùng với các ion khác Clo tạo ra áp suất thẩm thấu của cơ thể.
    Những thay đổi của Clo thường đi kèm những thay đổi của Natri.

    1. Tăng Clo máu do
    - Mất nước
    - Ưu năng vỏ thượng thận
    - Đái tháo nhạt
    - Tăng ALTT trong ĐTĐ

    2. Giảm Clo máu
    - Do ăn nhạt
    - Mất muối
    - Thiểu năng vỏ thượng thận
    - Điều trị lợi tiểu bằng furosemid…

      Hôm nay: Fri May 17, 2024 12:24 am