[»»-»-(¯`v´¯)-»*** ]º°(¯`(Pham-Tinh)´¯)[«-(¯`v´¯)-«-«)]

chào mừng bạn đến diễn đàn của tôi



Join the forum, it's quick and easy

[»»-»-(¯`v´¯)-»*** ]º°(¯`(Pham-Tinh)´¯)[«-(¯`v´¯)-«-«)]

chào mừng bạn đến diễn đàn của tôi

[»»-»-(¯`v´¯)-»*** ]º°(¯`(Pham-Tinh)´¯)[«-(¯`v´¯)-«-«)]

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Latest topics

» THẦN DƯỢC XÁO TAM PHÂN - TIA HY VỌNG MỚI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
by quynhle Fri Oct 11, 2013 11:43 pm

» MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU DƯỠNG BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG BỤNG
by quynhle Fri Oct 11, 2013 11:40 pm

» Dây đeo Hậu môn nhân tạo - chăm sóc sức khỏe bệnh nhân
by quynhle Tue Aug 06, 2013 9:47 pm

» chăm sóc hậu môn nhân tạo
by quynhuong Sat Jul 27, 2013 6:04 am

» mo ta kien thuc dieu duong
by ngocyen Mon Oct 08, 2012 11:24 am

» đám cưới anh chị năm
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:46 pm

» đêm buồn nhó nhỏ
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:36 pm

» Làm bài thi trắc nghiệm: 5 bí quyết "ăn" điểm !!
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:31 pm

» Either – Neither – Both – Not only …. But also
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:29 pm

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Thống Kê

Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không


[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 40 người, vào ngày Thu Aug 03, 2017 2:13 am


    Lịch sử phát triển ngành Điều dưỡng

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 351
    Points : 897
    Reputation : 0
    Join date : 17/09/2009
    Age : 34
    Đến từ : Bến tre

     Lịch sử phát triển ngành Điều dưỡng Empty Lịch sử phát triển ngành Điều dưỡng

    Bài gửi  Admin Mon Apr 04, 2011 10:23 am


    Ngành Điều dưỡng có một lịch sử phát triển đáng tự hào. Những người phụ nữ ngày xưa với vai trò làm vợ, làm mẹ, họ bao gồm cả việc chăm sóc và nuôi nấng những thành viên của gia đình. Xã hội ngày càng phát triển, dân cư ngày càng đông đúc, có nhiều người đau ốm và họ có thể chăm sóc bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, những người phụ nữ trong gia đình đã tham gia vào các công việc của xã hội. Trong xã hội đã xuất hiện các cá nhân, những tổ chức giúp đỡ những người đau ốm cần chăm sóc và ngành Điều dưỡng ra đời.

    Ngành Điều dưỡng trong nền văn minh cổ đại

    Ngành Điều dưỡng chưa bao giờ tồn tại một cách riêng biệt. Trong thời gian đầu, vai trò của người điều dưỡng đã được xác định bởi những cấu trúc xã hội mà con người đang sinh sống. Chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng như chúng ta đã biết ngày nay chịu ảnh hưởng bởi những gì đã xảy ra trong quá khứ.

    Ở nền văn hoá nguyên thuỷ, con người nghĩ rằng đau ốm là do một nhân vật siêu phàm gây nên. Để giúp giải thích những điều chưa biết này, thuyết duy linh đã mô tả rằng "mọi vật trong tự nhiên sống dưới một thế lực và khả năng không thấy được, những linh hồn tốt sẽ mang lại điều may mắn, những linh hồn tội lỗi sẽ bị ốm đau và chết" (Dolan, 1978). Suốt thời gian này, vai trò của những thầy thuốc và điều dưỡng tồn tại tách biệt. Người thầy thuốc điều trị bệnh tật qua việc cầu kinh, lo sợ hoặc sự tuyệt vọng làm thế nào để giải thoát những linh hồn tội lỗi. Người điều dưỡng thông thường là những người mẹ, người mà thường chăm sóc chính gia đình họ khi bị ốm đau bằng những chăm sóc y tế, hoặc những phương thuốc thảo mộc. Vai trò chăm sóc này của người điều dưỡng tiếp tục được duy trì cho đến bây giờ.

    Khi mà những bộ lạc trở nên văn minh hơn, những đền thờ trở thành trung tâm của những chăm sóc y tế, bởi vì người ta tin rằng, sự đau ốm được gây ra bởi những dấu hiệu không hài lòng của Chúa. Những vị linh mục, thầy tu được xem như là những người thầy thuốc bậc cao, cuộc sống của những người đàn ông và phụ nữ không có giá trị trong xã hội. Những người điều dưỡng như là những nô lệ, họ thực hiện những nhiệm vụ của những người đầy tớ dựa trên những mệnh lệnh của những thầy thuốc linh mục. Trái lại, suốt thời kỳ này, người Hebrews cổ đại đã đưa ra những luật lệ về những mối quan hệ đạo đức của con người, về sức khỏe tâm trí và về sự điều khiển bệnh tật thông qua 10 điều răn của Đức Chúa Trời. Người điều dưỡng chăm sóc ốm đau tại nhà và tại cộng đồng và cũng thực hiện như vai trò của nữ hộ sinh (Dolan, 1978).

    Trong thời kỳ cổ đại, con người có rất ít kiến thức để chăm sóc trong lúc ốm đau. Suốt thời gian này họ tin tưởng nhiều vào Chúa, Thần linh. Khi xã hội ngày càng phát triển hơn, nhiều phương pháp điều trị bệnh ra đời và người ta đã biết rằng, việc chăm sóc lúc ốm đau là cần thiết. Đặc biệt trong giai đoạn này vai trò của người hộ sinh là quan trọng. Họ chăm sóc cả mẹ và con suốt quá trình thai nghén và sinh nở. Họ hướng dẫn cho sản phụ cách chăm sóc con, cho con bú và cách tự chăm sóc cho chính bản thân.

    Ở nền văn hoá cổ đại tại Châu Phi, chức năng của người điều dưỡng là bao gồm cả vai trò người hộ sinh, chăm sóc trẻ em và người già.

    Ở Ấn Độ, có nhiều bệnh viện với đội ngũ điều dưỡng nam, những người điều dưỡng nam này phải hội đủ 4 điều kiện:

    - Có kiến thức cơ bản về thuốc.

    - Thông minh.

    - Hết lòng vì bệnh nhân.

    - Có sức khỏe tốt.


    Vào thế kỷ thứ III ở Rome, phụ nữ không đảm nhiệm vai trò này mà là những người đàn ông, gọi là Parabolani Brotherhood. Nhóm những người đàn ông này chăm sóc những ai đau ốm.

    Ở thời Crusades, đã có nhiều bệnh viện từ thiện được xây dựng. Những bệnh viện này dùng để chăm sóc những trẻ mồ côi, goá phụ, người nghèo và những người đau ốm.

    Năm 60, bà Phoebe (Hylạp) đã đến từng gia đình có người ốm đau để chăm sóc. Bà được ngưỡng mộ và suy tôn là người nữ điều dưỡng tại gia đầu tiên của thế giới.

    Thế kỷ thứ IV, bà Fabiola (Lamã) đã tự nguyện biến căn nhà sang trọng của mình thành bệnh viện, đón những người nghèo khổ đau ốm về để tự bà chăm sóc nuôi dưỡng.

    Suốt từ năm 500 - 1500 sau Công nguyên, nhiều tổ chức quân đội gồm cả nam và nữ được thành lập để chăm sóc những người đau ốm.

    Ở thế kỷ thứ XVI, Camillus De Lellis đã thành lập những nhóm người để chăm sóc người nghèo, người đau ốm và những người tù. Năm 1633, Sisters Chariting đã thành lập Saint Vincent De Paul tại Pháp. Đó là tổ chức đầu tiên dưới thời Giáo Hoàng dùng để chăm sóc người đau ốm. Tổ chức đã gởi những người điều dưỡng này đi khắp nơi trên thế giới, họ đã thành lập thêm nhiều bệnh viện ở Canada, Mỹ và Úc.

    Thời kỳ viễn chinh ở Châu Âu, bệnh viện được xây dựng để chăm sóc số lượng lớn những người hành hương bị đau ốm. Cả nam và nữ đều thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người. Nghề điều dưỡng trở thành nghề được coi trọng.

    Vào thời điểm bắt đầu có đạo Cơ đốc, người điều dưỡng có vai trò quan trọng và rõ ràng hơn. Dẫn đầu bởi niềm tin về tình yêu và sự chăm sóc những cá nhân khác là quan trọng, tổ chức đầu tiên về chăm sóc những người đau ốm được thực hiện bởi những người phụ nữ, gọi là "những người trợ tế". Trong suốt cuộc viễn chinh ở Châu Âu, những bệnh viện đã được xây dựng để chăm sóc một số lượng những người hành hương cần chăm sóc sức khỏe và người điều dưỡng được kính trọng hơn.

    Đến cuối thế kỷ thứ XVI, chế độ nhà tù ở Anh và Châu Âu bị bãi bỏ. Các tổ chức tôn giáo bị giải tán, dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng người chăm sóc bệnh nhân. Những người phụ nữ phạm tội, bị giam giữ được tuyển chọn làm điều dưỡng, thay vì thực hiện án tù; còn những người phụ nữ khác chỉ chăm sóc gia đình mình thôi. Bối cảnh này tạo ra những quan niệm và thái độ xấu của xã hội đối với điều dưỡng.

    Giữa thế kỷ XVIII đầu thế kỷ thứ XIX, việc cải cách xã hội đã thay đổi về vai trò người điều dưỡng. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội nói chung cũng được cải thiện. Trong thời kỳ này, một phụ nữ người Anh đã được thế giới tôn kính và suy tôn là người sáng lập ra ngành Điều dưỡng. Đó là Florence Nightingale (1820 - 1910). Bà sinh ra trong một gia đình giàu có ở Anh nên được giáo dục chu đáo. Bà biết nhiều ngoại ngữ, đọc nhiều sách triết học, tôn giáo, chính trị. Ngay từ nhỏ, bà đã thể hiện thiên tính và hoài bão được giúp đỡ người nghèo khổ. Bà đã vượt qua sự phản kháng của gia đình để vào học và làm việc tại bệnh viện Kaiserwerth (Đức) năm 1847. Sau đó bà học thêm ở Paris (Pháp) vào năm 1853. Những năm 1854 - 1855, chiến tranh Crimea nổ ra, bà cùng 38 phụ nữ Anh khác được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ để phục vụ các thương binh của quân đội hoàng gia Anh. Tại đây bà đã đưa ra lý thuyết về khoa học vệ sinh trong các cơ sở y tế và sau 2 năm bà đã làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng từ 42% xuống còn 2%. Đêm đêm, Florence cầm ngọn đèn dầu đi thăm bệnh, chăm sóc thương binh, đã để lại hình tượng người phụ nữ với cây đèn trong trí nhớ những người thương binh hồi đó. Chiến tranh chưa kết thúc, Florence phải trở lại nước Anh. Cơn "sốt Crimea" và sự căng thẳng của những ngày ở mặt trận đã làm cho bà mất khả năng làm việc. Bà được dân chúng và những người lính Anh tặng món quà 50.000 bảng Anh để chăm sóc sức khỏe. Vì sức khỏe không cho phép tiếp tục làm việc ở bệnh viện, Florence đã lập ra hội đồng quản lý ngân sách 50.000 bảng Anh để thành lập trường đào tạo điều dưỡng đầu tiên trên thế giới ở nước Anh vào 1860. Trường điều dưỡng Nightingale cùng với chương trình đào tạo một năm đã đặt nền tảng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng không chỉ ở nước Anh mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

    Để tưởng nhớ công lao của bà và khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp mà Florence đã dày công xây dựng. Hội đồng Điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày 12 - 5 hằng năm, ngày sinh của Florence Nightingale, làm ngày điều dưỡng quốc tế. Bà đã trở thành người mẹ tinh thần của ngành Điều dưỡng thế giới.

    Hiện nay ngành Điều dưỡng của thế giới đã được xếp là một ngành nghề riêng biệt, ngang hàng với các ngành, nghề khác. Có nhiều trình độ điều dưỡng khác nhau: đại học, trên đại học. Nhiều cán bộ điều dưỡng đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ... và các học hàm phó giáo sư, giáo sư...



      Hôm nay: Thu May 16, 2024 10:22 pm