[»»-»-(¯`v´¯)-»*** ]º°(¯`(Pham-Tinh)´¯)[«-(¯`v´¯)-«-«)]

chào mừng bạn đến diễn đàn của tôi



Join the forum, it's quick and easy

[»»-»-(¯`v´¯)-»*** ]º°(¯`(Pham-Tinh)´¯)[«-(¯`v´¯)-«-«)]

chào mừng bạn đến diễn đàn của tôi

[»»-»-(¯`v´¯)-»*** ]º°(¯`(Pham-Tinh)´¯)[«-(¯`v´¯)-«-«)]

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Similar topics

Latest topics

» THẦN DƯỢC XÁO TAM PHÂN - TIA HY VỌNG MỚI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
by quynhle Fri Oct 11, 2013 11:43 pm

» MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU DƯỠNG BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG BỤNG
by quynhle Fri Oct 11, 2013 11:40 pm

» Dây đeo Hậu môn nhân tạo - chăm sóc sức khỏe bệnh nhân
by quynhle Tue Aug 06, 2013 9:47 pm

» chăm sóc hậu môn nhân tạo
by quynhuong Sat Jul 27, 2013 6:04 am

» mo ta kien thuc dieu duong
by ngocyen Mon Oct 08, 2012 11:24 am

» đám cưới anh chị năm
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:46 pm

» đêm buồn nhó nhỏ
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:36 pm

» Làm bài thi trắc nghiệm: 5 bí quyết "ăn" điểm !!
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:31 pm

» Either – Neither – Both – Not only …. But also
by Admin Wed Jun 01, 2011 12:29 pm

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Thống Kê

Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không


[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 40 người, vào ngày Thu Aug 03, 2017 2:13 am


    Phòng chống 5 tai biến sản khoa

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 351
    Points : 897
    Reputation : 0
    Join date : 17/09/2009
    Age : 34
    Đến từ : Bến tre

    Phòng chống 5 tai biến sản khoa Empty Phòng chống 5 tai biến sản khoa

    Bài gửi  Admin Tue May 10, 2011 3:54 am


    Thai nghén và sinh nở là những hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ. Nhưng các hiện tượng đó dễ dàng biến chuyển sang tình trạng bệnh lý làm tổn hại sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi, trong đó nổi bật lên là 5 tai biến: băng huyết, sản giật, vỡ tử cung, nhiễm khuẩn hậu sản và uốn ván sơ sinh.

    Theo thống kê từ Bộ y tế, năm 2000 - 2001 cả nước vẫn còn 4.361 trường hợp băng huyết, với 75 tử vong, đứng hàng đầu về số lượng và tử vong trong các tai biến. Đứng hàng thứ hai trong số các tai biến và tử vong là sản giật (744/15) và nhiễm khuẩn hậu sản (749/9). Hàng thứ tư là vỡ tử cung với 148 trường hợp và 11 tử vong. Số tai biến ít hơn cả là uốn ván sơ sinh (62) nhưng số chết lại lên tới gần 50%. ẤËy là chưa kể đến các số liệu này có thể còn thấp hơn số tai biến và tử vong trong thực tế mà vì nhiều lý do không thống kê được.

    Tuy nhiên, phải nói rằng có tới trên 90% tổng số tai biến sản khoa nói trên đều có thể ngăn ngừa được nếu được phát hiện sớm và được xử trí tốt ngay từ đầu. Ví dụ tai biến vỡ tử cung, nếu thai phụ được khám thai định kỳ đầy đủ để phát hiện những trường hợp thai nghén có nguy cơ cao như có sẹo mổ cũ ở tử cung, thai quá to, người mẹ lùn thấp, đã đẻ nhiều lần thì phải chọn nơi đẻ an toàn nhất cho họ là các bệnh viện có khả năng phẫu thuật.

    Những thai phụ bị nhiễm độc thai nghén (tăng huyết áp, phù, nước tiểu có protein) ngay từ đầu nếu điều trị thì có thể ngăn chặn được cơn sản giật xảy ra. Nếu thực hiện đỡ đẻ sạch sẽ tránh được uốn ván sơ sinh... Như vậy rõ ràng là nếu làm theo đúng “Hướng dẫn Chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” thì có thể hạn chế nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc cho bà mẹ và sơ sinh.

    Những điểm yếu còn tồn tại trong công tác chăm sóc bà mẹ và thai nhi ở Việt Nam:
    Theo thống kê từ Vụ sức khỏe sinh sản, bình quân số lần khám thai cho một thai kỳ mới đạt 2,0 lần năm 2000 và 2,1 lần năm 2001. Vẫn còn không ít thai phụ, nhất là các chị em ở vùng sâu, vùng xa không hề được khám thai lần nào.
    - Tỷ lệ người đẻ được cán bộ y tế chăm sóc năm 2000 là 95%, đến năm 2001 cũng vẫn chỉ là 95,2%.
    - Tỷ lệ tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ có thai từ 2 mũi trở lên năm 2000 mới được 90%, đến 2001 lại chỉ còn 88,6%.
    - Tỷ lệ phá thai vẫn còn khá cao: Năm 2000 tỷ lệ này là 44,50% và năm 2001 vẫn còn 41,22% (số phá thai trong 100 trẻ đẻ ra sống).
    - Việc chăm sóc sản phụ sau đẻ cũng chưa được quan tâm đúng mức: Ai cũng biết ngay sau đẻ, sản phụ có nguy cơ rất lớn về băng huyết trong ngày đầu, nguy cơ về nhiễm khuẩn kể từ ngày thứ hai và còn có thể bị sản giật trong những ngày đầu sau đẻ, nhưng hầu hết các sản phụ chưa được theo dõi và chăm sóc chu đáo ngay cả khi còn ở cơ sở y tế, chưa nói sau khi đã về nhà.

    Trong Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe giai đoạn 2001 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/11/2000 đã xác định đến 2010 cần phải:
    - Hạ tỷ lệ chết mẹ còn 70/100.000 trẻ đẻ sống;
    - Tỷ lệ tai biến sản khoa trên tổng số ca sinh giảm 50%;
    - Tỷ lệ mắc mới các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản giảm 50%;
    - Tỷ lệ được khám thai trước sinh 3 lần: 60%;
    - Tỷ lệ sản phụ được chăm sóc sau khi sinh ít nhất một lần: 60%.
    - Tỷ lệ sản phụ đẻ do nhân viên được đào tạo đỡ: 97%;
    - Tỷ lệ các bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế: 80%;
    - Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai trước sinh: 90%.

    Để thực hiện được các chỉ tiêu trên cần phải:
    - Đẩy mạnh công tác truyền thông - tư vấn ở tất cả các tuyến nhằm giúp mọi người trong cộng đồng thay đổi hành vi như đi khám thai định kỳ đầy đủ 3 lần mỗi thai kỳ, tiêm phòng đủ 2 mũi vacxin phòng uốn ván, biết tự phát hiện những bất thường cần đi khám khẩn cấp, biết chọn nơi an toàn nhất cho cuộc sinh nở sắp tới.
    - Triển khai đào tạo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đội ngũ cán bộ cung cấp dịch vụ.
    - Thực hiện đầy đủ công tác quản lý thai nghén đã được quy định trong hướng dẫn chuẩn quốc gia: khám thai ít nhất 3 lần cho mỗi thai phụ trong mỗi thai kỳ, thực hành đủ 9 bước khám thai trong mỗi lần khám, khi sinh nở được cán bộ y tế theo dõi, chăm sóc và đỡ đẻ, sau đẻ được cán bộ y tế thăm hỏi tại nhà ít nhất 2 lần trong 6 tuần sau đẻ.

    Tóm lại: Phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, sơ sinh và phòng ngừa 5 tai biến sản khoa là một công tác xã hội lớn, đòi hỏi không chỉ sự cố gắng của ngành y tế mà cần có sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp và sự tham gia đầy đủ với ý thức trách nhiệm cao của các ngành, đoàn thể trong mọi lĩnh vực.

      Hôm nay: Fri May 17, 2024 5:05 am